NIỀNG RĂNG KHÔNG MẮC CÀI

< 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q. Bình Thạnh >< 189 Phan Đăng Lưu, P.1, Q. Phú Nhuận >

Những tác động chính khi ăn làm răng sứ bị ê buốt

Facebook

Răng sứ bị ê buốt là tình trạng mà rất nhiều người gặp phải sau khi bọc răng sứ. Tình trạng này thường xảy ra khi răng sứ tác động bởi quá trình ăn uống hằng ngày, điều này khiến bạn rất khó chịu và không ngon miệng. Bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những tác động khi ăn làm răng sứ ê buốt cũng như tìm hiểu đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này, bọc răng sứ giá bao nhiêu "}" data-sheets-userformat="{"2":2128128,"11":0,"14":[null,2,0],"15":"Times New Roman","16":12,"17":1,"24":[null,0,3,0,3]}" data-sheets-formula="=HYPERLINK(R[0]C[-1];R[0]C[-2])">bọc răng sứ giá bao nhiêu. Hãy cùng theo dõi nhé!

Bọc răng sứ là phương pháp phục hình thẩm mỹ được rất nhiều người ưa chuộng hiện nay, khắc phục được các khuyết điểm của răng nhằm đem lại cho bạn nụ cười thẩm mỹ. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp sau khi bọc răng sứ lại xảy ra tình trạng răng sứ bị ê buốt khi ăn nhai.

Những tác động chính khi ăn làm răng sứ bị ê buốt 1
Tình trạng răng sứ bị ê buốt*

Những tác động chính khi ăn làm răng sứ bị ê buốt

Sau khi bọc răng sứ, ngỡ rằng đã hài lòng về mặt thẩm mỹ nhưng bạn lại gặp phải tình trạng răng sứ bị ê buốt. Mỗi khi ăn phải đồ ăn nóng, lạnh hay đồ cay nóng, thức ăn cứng thì răng bạn lại bị ê buốt và hơi đau. Từ đó, bạn trở nên nhạy cảm với những thực phẩm đó, nhiều người nghĩ rằng sau khi bọc răng sứ thì đó là hiện tượng bình thường. Nhưng đây có thể là biểu hiện cho thấy quy trình bọc răng sứ trước đó của bạn không đạt chuẩn và nếu không được khắc phục kịp thời thì có thể sẽ gây ra những hậu quả đáng tiếc khác.

Chính vì răng bị ê buốt và trở nên nhạy cảm với những thực phẩm lạnh, nóng, chua, cứng mà bạn mất đi cảm giác thèm ăn. Từ đó, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Khi gặp phải tình trạng ê buốt sau khi bọc răng sứ, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám, kiểm tra và tìm ra nguyên nhân.

Những tác động chính khi ăn làm răng sứ bị ê buốt 2
Răng sứ ê buốt có thể do kỹ thuật bọc răng sứ không đúng*

Nguyên nhân gây ra tình trạng răng sứ bị ê buốt

Có rất nhiều nguyên nhân khiến răng sứ bị ê buốt mà bạn cần lưu ý để bảo vệ tốt sức khỏe răng miệng của mình.

Không điều trị bệnh lý răng miệng trước khi bọc răng sứ

Thông thường, trước khi tiến hành bọc răng sứ, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra xem bạn có mắc phải bệnh lý răng miệng nào không để điều trị triệt để rồi mới bọc răng sứ. Các bệnh lý thường gặp như sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu… Trong đó, viêm tủy là bệnh lý nếu không điều trị dứt điểm sẽ dẫn đến tình trạng hoại tử, tác động đến dây thần kinh, không những răng sứ sẽ bị ê buốt mà còn gây ra những cơ đau nhức khó chịu. Trong trường hợp này, bạn cần phải đến nha khoa để tháo mão răng sứ ra, điều trị bệnh lý và phục hình lại từ đầu.

Những tác động chính khi ăn làm răng sứ bị ê buốt 3
Nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và khắc phục kịp thời*

Kỹ thuật bọc răng sứ không tốt

Bác sĩ thực hiện bọc răng sứ không đúng kỹ thuật cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng răng sứ bị ê buốt khi ăn. Trong quá trình mài cùi răng, nếu bác sĩ thực hiện màu răng quá nhiều, không đảm bảo độ chính xác, gây xâm lấn đến ngà răng thì ê buốt răng là điều không thể tránh khỏi. Ngoài ra, thao tác và kỹ thuật lắp răng sứ không đúng, răng sứ lắp vào bị công vênh, cấn cộm, bị hở sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và làm hại răng.

Khi gặp phải tình trạng răng sứ ê buốt khi ăn nhai thì bạn nên đến ngay các cơ sở nha khoa uy tín để được kiểm tra và khắc phục kịp thời, tránh gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Cách để giúp bạn ngăn chặn tình trạng trên là tốt nhất bạn nên thực hiện bọc răng sứ tại các cơ sở nha khoa an toàn, uy tín và chất lượng, tránh trường hợp “tiền mất tật mang”. Nhằm đảm bảo sức khỏe răng miệng cũng như tính thẩm mỹ sau khi bọc răng sứ.

Những tác động chính khi ăn làm răng sứ bị ê buốt 4
Nên bọc răng sứ tại các nha khoa uy tín và an toàn*

Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề răng sứ bị ê buốt khi ăn nhai. Hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm những kiến thức bổ ích trong lĩnh vực nha khoa, nhằm chăm sóc và bảo vệ răng miệng tốt hơn.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN