NIỀNG RĂNG KHÔNG MẮC CÀI

< 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q. Bình Thạnh >< 189 Phan Đăng Lưu, P.1, Q. Phú Nhuận >

Bác sĩ tư vấn – Trồng răng hàm có đau không

Facebook

Trồng răng hàm có đau không là một trong những vấn đề khiến nhiều bệnh nhân hoang mang khi có nhu cầu phục hình răng bị mất. Hiểu được điều này, bác sĩ chúng tôi xin cung cấp tới bạn những thông tin cơ bản về phương pháp trồng răng giả thông qua bài viết dưới đây.

Tình trạng mất răng không chỉ khiến bạn gặp nhiều khó khăn trong quá trình ăn uống mà còn làm nhiều người cảm thấy tự ti vì một hàm răng không hoàn chỉnh. Nếu chẳng may bạn bị mất bị răng cửa hoặc các răng “mặt tiền” thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ gương mặt. Vì những lý do này, bạn nên áp dụng trồng răng – phục hình răng bị mất. Vậy, trồng răng hàm có đau không?

Bác sĩ tư vấn - Trồng răng hàm có đau không 1
Mất răng làm phá vỡ nét duyên dáng trên gương mặt

Trồng răng hàm có đau không?

Trồng răng hàm là hình thức nha sĩ thực hiện gắn lên vị trí răng đã mất một chiếc răng được chế tác bằng sứ để thay thế cho chiếc răng bị mất đi trước đó, tạo nên hàm răng hoàn chỉnh và thẩm mỹ hơn. Hiện nay, có nhiều phương pháp trồng hàm như: hàm tháo lắp, cầu răng sứ hay cấy ghép implant nha khoa.

Tùy thuộc vào từng cơ địa, tình trạng mất răng và điều kiện kinh tế của khách hàng, nha sĩ sẽ giúp bạn tìm ra một giải pháp an toàn, hợp lý nhất. Trồng răng hàm được thực hiện thông qua quá trình tác động trực tiếp vào cơ quai hàm nên việc gây ra đau đớn là điều không thể tránh khỏi.

Bác sĩ tư vấn - Trồng răng hàm có đau không 2
Tìm hiểu trồng răng hàm có đau không*

Tuy nhiên, hiểu được tâm lý sợ đau đớn của khách hàng, trước khi thực hiện trồng răng, bác sĩ thực hiện tiêm thuốc gây tê toàn bộ vùng khoang miệng. Thao tác này giúp bạn hạn chế tối đa cảm giác đau đớn, cho một quá trình nha khoa diễn ra nhẹ nhàng hơn. Chính vì vậy, bệnh nhân có an tâm phần nào về vấn đề trồng răng hàm có đau không.

Chế độ chăm sóc sau trồng răng hàm

Với phương pháp trồng răng – phục hình bị mất, mọi vấn đề về một hàm răng không hoàn chỉnh, hạn chế thẩm mỹ gương mặt và chức năng răng đã không còn đáng lo ngại. Tuy nhiên, để chiếc răng sứ được tồn tại vững chắc và lâu dài trên cung hàm, bệnh nhân cần chú ý thực hiện chăm sóc cẩn thận, kỹ lưỡng theo chỉ định của nha sĩ.

Bác sĩ tư vấn - Trồng răng hàm có đau không 3
Tiêm thuốc gây tê để hạn chế đau đớn

 

Thời gian đầu, để răng sứ dần thích nghi và ổn định, bạn không nên cắn những đồ vật quá cứng, tránh tối đa sự tác động của các vật thể bên ngoài tới răng, đồng thời không được sờ tay lên răng. Bạn nên dùng thức ăn nhẹ như cháo, súp trong những ngày này là tốt nhất.

Dù là răng sứ nhưng bạn cũng cần vệ sinh và chăm sóc kỹ lưỡng như răng thật vậy. Hãy thực hiện đánh răng bằng bàn chải mềm và kem đánh răng chuyên dụng, thường xuyên sử dụng nước súc miệng và loại bỏ thức ăn còn đọng lại trên răng bằng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn. Hơn nữa, cần cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin C, K và khoáng chất cần thiết. Vì điều này cũng rất cần thiết cho sức khỏe răng miệng của bạn.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN