NIỀNG RĂNG KHÔNG MẮC CÀI

< 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q. Bình Thạnh >< 189 Phan Đăng Lưu, P.1, Q. Phú Nhuận >

Khi nào nên niềng răng khểnh?

Facebook
Khi nào nên niềng răng khểnh? Nhiều người vẫn quan niệm răng khểnh là nét duyên ngầm trời ban. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp, do độ “khểnh” quá đà mà hàm răng bị xô lệch và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng. Vậy, trong trường hợp nào bạn nên niềng răng khểnh? Chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này nhé.

Khi nào nên niềng răng khểnh?

Một chiếc răng khểnh đẹp là răng có độ khểnh phù hợp với tỷ lệ khung răng và cả khuôn mặt, các răng còn lại đều đều đặn. Chiếc răng khểnh phải đảm bảo khỏe mạnh, sáng bóng, không nhiễm màu, không có viền đen ở lợi, không có mảng bám và cao răng. Đặc biệt răng phải ở vị trí không được gây cản trở vệ sinh răng miệng nói chung.

Khi nào nên niềng răng khểnh? 1
Khi nào nên niềng răng khểnh*

Thông thường, răng khểnh 1 bên thì đẹp, còn khểnh hai bên thì đó là sự lệch lạc của răng, hoặc khểnh nhiều hơn thì không còn là khểnh nữa mà là răng khấp khểnh. Đối với những trường hợp răng mọc lệch lạc này thì niềng răng là biện pháp tốt để cung hàm đều đặn, khớp cắn đều hơn, trục răng chuẩn hơn, đồng thời giúp vệ sinh răng miệng tốt hơn. Đây là cách phòng tránh bệnh về răng miệng về lâu dài.

Những lợi ích của việc niềng răng khểnh

– Tránh được các bệnh lý răng miệng nguy hiểm: Tình trạng răng bị lệch lạc, mất cân đối, chen chúc nhau…thường khiến cho bệnh nhân rất khó làm vệ sinh sạch sẽ khoang miệng. Các vụn thức ăn bám ở trong các kẽ răng rất chắc vì thế việc chải răng đơn thuần hàng ngày không thể làm sạch được hết các vấn bẩn đó. Lâu ngày, các vụn thức ăn bám trên bề mặt và trong kẽ răng sẽ tạo thành các mảng cao răng vững chắc. Mà cao răng chính là môi trường hoạt động lý tưởng của vi khuẩn, khi vi khuẩn đủ sức mạnh nó sẽ tấn công tới men răng và nướu răng gây ra các bệnh viêm nhiễm, các bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng. Làm tổn thương chân răng…

Khi nào nên niềng răng khểnh? 2
Hình thức chỉnh nha niềng răng khểnh

Việc chỉnh nha, khắc phục được tình trạng răng khuyết thiếu phần nào cũng khắc phục, ngăn ngừa được những bệnh lý răng miệng có thể xảy ra cho sức khỏe răng miệng.

– Sắp xếp lại các răng trên khung hàm tạo độ thẩm mỹ cho khuôn miệng: Mục đích của quy trình niềng răng chính là việc sắp xếp lại các răng trên khung hàm sao cho đồng đều, khắc phục được tình trạng răng mọc lệch lạc, mọc không đều và chen chúc nhau. Với việc sử dụng các khí cụ tạo nên lực kéo trên khung hàm các răng sẽ dần dần dịch chuyển về những vị trí như mong muốn theo như trên phác đồ điều trị của bác sĩ giúp khuôn miệng bệnh nhân cân đối và hài hòa hơn, đồng thời hạn chế bớt khiếm khuyết cười hở lợi.

– Nắn chỉnh lại khớp cắn phục hồi chức năng ăn nhai: Tình trạng răng mọc lệch ít nhiều đều ảnh hưởng tới khớp cắn của răng miệng tùy vào mức độ nặng nhẹ. Khi khớp cắn bị sai lệch nó sẽ ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai của răng làm ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân của người bệnh. Việc nắn chỉnh nha giúp sắp xếp các răng đều trên khung hàm và từ đó khớp cắn cũng được cải thiện. Khi các răng trở nên đồng đều, ngay ngắn thì tất nhiên khớp cắn giữa 2 hàm từ đó cũng được khôi phục một cách tự nhiên.

Khi nào nên niềng răng khểnh? 3
Niềng răng khểnh với mắc cài siêu nhỏ*

Cho khuôn mặt cân đối: Việc sắp xếp lại các răng đồng đều, khớp cắn được cải thiện sẽ giúp bạn có được khuôn miệng đẹp, nụ cười xinh hài hòa và cân đối với các đường nét trên khuôn mặt. Mang lại vẻ đẹp hoàn mỹ cho khuôn mặt bạn.

Những tác dụng của niềng răng chỉnh nha trên đây sẽ giúp bạn tự tin hơn khi quyết định lựa chọn phương pháp để phục hình khuôn miệng và biết chắc khi nào nên niềng răng khểnh. Bác sĩ chỉnh nha của chúng tôi sẽ giúp bạn thăm khám và lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN