NIỀNG RĂNG KHÔNG MẮC CÀI

< 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q. Bình Thạnh >< 189 Phan Đăng Lưu, P.1, Q. Phú Nhuận >

Mọc răng khôn khi mang thai có sao không?

Facebook

Mọc răng khôn khi mang thai có sao không? Em mang thai đã hơn 4 tháng nhưng hiện nay lại đang gặp phải quá trình răng khôn. Những chiếc răng trong cùng nhú lên làm em cảm thấy rất đau nhức, khó chịu thậm chí biếng ăn. Em đang rất lo lắng không biết mọc răng khôn cứ kéo dài thế này thì có ảnh hưởng đến thai nhi không và em cần phải làm gì để đảm bảo cho sức khỏe của thai nhi. Mong sớm được nha khoa giải đáp! (Hạnh Dung – Quận 5, Tp HCM)

Chào Hạnh Dung!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng chia sẻ vấn đề mình gặp phải về tại trung tâm nha khoa Đăng Lưu. Có thể nói, mọc răng khôn là quá trình ai cũng phải trải qua và không may cho bạn khi quá trình này diễn ra ngay trong giai đoạn mang thai. Tuy nhiên, để giúp bạn trút bỏ lo lắng của mình và có cách xử lý an toàn, nha sĩ xin được tư vấn cụ thể như sau:

Mọc răng khôn khi mang thai có sao không? 1
Mọc răng khôn trong quá trình mang thai

Mọc răng khôn khi mang thai có sao không?

Mọc răng khôn thường diễn ra khi bạn 18 – 25 tuổi hoặc có thể muộn hơn, điều này còn tùy thuộc vào từng cơ địa. Khi mọc răng khôn, bạn sẽ cảm thấy đau nhức xương quai hàm kèm theo các dấu hiệu như nhức đầu, biếng răng, mệt mỏi… gây suy nhược cơ thể.

Nếu việc mọc răng khôn gây nhiều phiền toái thì quá trình mọc răng khôn khi mang thai lại mang đến nhiều rắc rối hơn. Bởi khi mang thai, cơ thể người mẹ phải chịu sự thay đổi bất thường trong cơ thể. Chế độ ăn uống và sinh hoạt cũng từ đó thay đổi theo. Tuy nhiên, nếu mẹ có thể thích nghi tốt được với quá trình này thì việc mọc răng khôn không hề gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Mọc răng khôn khi mang thai có sao không? 2
Có thể giảm đau khi mọc răng khôn bằng tỏi*

Phải làm gì để hạn chế đau đớn khi mọc răng khôn?

Mọc răng khôn khi mang thai, bản thân bạn cần ý thức hơn nữa việc chăm sóc sức khỏe của cả mẹ lẫn thai nhi để bé được khỏe mạnh và đảm bảo đầy đủ các dưỡng chất. Nếu những triệu chứng đau nhức, khó chịu cứ kéo dài, thai phụ nên đến trung tâm nha khoa nhờ sự hỗ trợ của các bác sĩ có chuyên môn.

Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai có thể tận dụng các mẹo giảm đau nhức răng khôn tại nhà như súc miệng bằng nước muối ấm 6 – 8 lần/ngày, thực hiện chế độ vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, ngậm gừng tươi hoặc tỏi tươi tại vị trí mọc răng khôn…

Mọc răng khôn khi mang thai có sao không? 3
Nên thực hiện thăm khám tại nha khoa khi mọc răng khôn trong giai đoạn mang thai

Ngoài ra, cần áp dụng chế độ ăn uống phù hợp, nên sử dụng các thức ăn mềm, nhẹ và nghiền nát trước khi sử dụng.  Hãy cung cấp nhiều chất đạm và rau xanh trong mỗi bữa ăn để đảm bảo cung cáp đầy đủ các dưỡng chất cho cơ thể.

Như vậy mọc răng khôn khi mang thai sẽ không lấy làm lo ngại nếu bạn có một chế độ chăm sóc tốt. Hy vọng những thông tin nha khoa chúng tôi cung cấp trên đây sẽ giúp Hạnh Dung trải qua quá trình mọc răng khôn suôn sẻ. Khi gặp bất kỳ trở ngại nào về răng miệng, hãy trực tiếp đến trung tâm nha khoa Đăng Lưu để được hỗ trợ điều trị tốt nhất.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN