NIỀNG RĂNG KHÔNG MẮC CÀI

< 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q. Bình Thạnh >< 189 Phan Đăng Lưu, P.1, Q. Phú Nhuận >

Ê buốt khi niềng răng – Xuất hiện tình trạng này có sao không?

Facebook

Ê buốt khi niềng răng là tình trạng mà khá nhiều người gặp phải khi thực hiện niềng răng. Niềng răng là phương pháp thẩm mỹ nhằm khắc phục các khuyết điểm trên răng như hô móm, răng lệch lạc, răng thưa… Tuy phương pháp này được áp dụng phổ biến tại các phòng nha nhưng đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có trình độ chuyên môn cao thì mới đem lại hiệu quả tốt và không gây ra các biến chứng như ê buốt răng. Vậy tình trạng niềng răng bị ê buốt có ảnh hưởng gì không? Nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào? chi phí niềng răng bao nhiêu? niềng răng bao lâu? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Niềng răng là phương pháp được chuyên gia đánh giá là an toàn và hiệu quả. Ê buốt khi niềng răng gây ra cho bạn không ít khó khăn trong sinh hoạt và ăn uống. Tuy nhiên, nếu biết được nguyên nhân thì bạn có thể khắc phục và ngăn chặn tình trạng này. 

Ê buốt khi niềng răng - Xuất hiện tình trạng này có sao không? 1
Ê buốt khi niềng răng do thực hiện sai kỹ thuật*

 

Nguyên nhân gây ê buốt khi niềng răng- Xuất hiện tình trạng này có sao không?

Niềng răng là kỹ thuật sử dụng các khí cụ niềng răng để sắp xếp các răng về đúng vị trí trên cung hàm. Tuy nhiên, không phải ca niềng răng nào cũng thuận lợi và đem lại hiệu quả như móng muốn. Trường hợp ê buốt khi niềng răng có thể do các nguyên nhân sau:

  • Do xương hàm và răng chưa quen với sự thay đổi vị trí của răng cũng như cấu trúc xương. Cứ mỗi lần tăng lực kéo thì bạn lại có cảm giác đau nhức và ê buốt. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ mất đi sau một thời gian ngắn mà thôi.
  • Do nền răng của bạn yếu, không khỏe mạnh thì khi có sự tác động của các khí cụ niềng răng sẽ gây ra cảm giác ê buốt. Ở một số trường hợp do răng mắc phải các bệnh lý răng miệng như mòn men răng, sâu răng, viêm nướu nhưng không được điều trị sẽ khiến răng bị ê buốt khi niềng răng.
Ê buốt khi niềng răng - Xuất hiện tình trạng này có sao không? 2
Niềng răng là kỹ thuật tương đối khó*

 

  • Hoặc tình trạng niềng răng bị ê buốt có thể do kỹ thuật niềng răng không đúng, bác sĩ thực hiện không có trình độ chuyên môn. Với mỗi trường hợp sai lệch, bác sĩ sẽ phải tính toán để sử dụng lực kéo răng phù hợp, đảm bảo không làm tổn thương răng và giúp răng dịch chuyển đúng hướng. Khi sử dụng lực quá mạnh, răng sẽ bị ê buốt và đau nhức, nếu không khắc phục kịp thời thì răng có thể sẽ bị lung lay.
  • Chế độ ăn uống không tốt như ăn các thức ăn cứng cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả niềng răng cũng như gây ra tình trạng ê buốt răng. Chính vì vậy, chế độ chăm sóc và bảo vệ răng miệng trong quá trình niềng răng là rất quan trọng.
Ê buốt khi niềng răng - Xuất hiện tình trạng này có sao không? 3
Răng ê buốt do bệnh lý răng miệng*

 

Niềng răng bị ê buốt là tình trạng mà không ít người gặp phải, bạn cần phải tìm hiểu và kịp thời phát hiện biến chứng này, nếu không sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe răng miệng và hiệu quả niềng răng. Khi răng bị ê buốt ngày sẽ khiến răng ngày càng yếu đi, việc ăn nhai trở nên khó khăn và nếu không khắc phục thì răng có thể bị lung lay, nguy hiểm hơn là có thể mất răng. Nếu răng mắc phải bệnh lý gây ê buốt nhưng lại không được điều trị thì ảnh hưởng đến những răng bên cạnh, gây tổn thương và gãy răng.

Khắc phục ê buốt khi niềng răng

Khi gặp phải biến chứng ê buốt khi niềng răng, bạn nên nhanh chóng đến các cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám, kiểm tra và tìm ra nguyên nhân. Từ đó có phương pháp khắc phục hiệu quả. Trong trường hợp ê buốt do kỹ thuật thực hiện sai thì phải tháo khí cụ và điều chỉnh lại lực nắn sao cho phù hợp. Nếu là do bệnh lý thì cần tháo khí cụ niềng răng và điều trị dứt điểm các bệnh lý răng miệng rồi mới tiếp tục quá trình niềng răng.

Ê buốt khi niềng răng - Xuất hiện tình trạng này có sao không? 4
Nên niềng răng tại nha khoa uy tín để đảm bảo an toàn*

 

Hãy xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học, không nên sử dụng các thực phẩm quá dai cứng, quá cay, quá nóng, quá lạnh. Nên ăn thực phẩm ấm, lỏng, mềm và dễ nhai như cơm, cháo, súp, sữa tươi… Và hãy lưu ý, cần khám răng miệng định kỳ để đảm bảo niềng răng đạt hiệu quả.

Như vậy, biến chứng ê buốt khi niềng răng có thể ngăn chặn được nếu bạn thực hiện niềng răng tại các cơ sở nha khoa uy tín, đảm bảo bác sĩ thực hiện có trình độ tay nghề cao, máy móc kỹ thuật hiện đại. Nếu còn thắc mắc gì về các dịch vụ niềng răng, bạn có thể gửi câu hỏi về chúng tôi để được giải đáp.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN