NIỀNG RĂNG KHÔNG MẮC CÀI

< 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q. Bình Thạnh >< 189 Phan Đăng Lưu, P.1, Q. Phú Nhuận >

Nhổ răng hàm nhiễm trùng

Facebook

Nhổ răng hàm nhiễm trùng phải làm sao? Câu hỏi được nhiều người quan tâm đến. Cùng lắng nghe lời khuyên của các chuyên gia Nha khoa ở bài viết dưới đây. 

Nhổ răng hàm nhiễm trùng 1
Kỹ thuật nhổ răng hàm

Dấu hiệu răng hàm nhiễm trùng

Khi răng hàm bị nhiễm trùng thì nó sẽ phá hủy phần lớn răng và khiến bạn bị đau nhức kéo dài, dù uống thuốc vẫn không không. Răng hàm nhiễm trùng lâu dài sẽ bị viêm tủy răng ra hoại tử khiến răng đau nhức kéo dài, răng giòn và dễ vỡ. Nếu không điều trị kịp thời, môi trường hoại tử sẽ phát triển và nguồn nhiễm trùng sẽ lan xuống cuống răng gây viêm xương hàm và viêm nhiễm phần mô mềm.

Khi đến cơ sở nha khoa để kiểm tra răng hàm nhiễm trùng, tùy theo mức độ nặng hay nhẹ bác sĩ sẽ cân nhắc xem có nên nhổ răng hàm nhiễm trùng hay không.

Nhổ răng hàm nhiễm trùng 2
Sau khi nhổ răng hàm nên bọc răng sứ

Nhổ răng hàm nhiễm trùng như thế nào?

Để việc nhổ răng hàm được diễn ra an toàn và thuận lợi, trước khi nhổ răng, bạn sẽ được các bác sĩ kiểm tra kỹ xem có nên nhổ răng hay không, đồng thời, các bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe tổng quát để xem bạn có đủ điều kiện sức khỏe để nhổ răng hay không. Nếu bạn mắc các bệnh lý như tim mạch, dạ dày… Bác sĩ sẽ có biện pháp can thiệp trước khi nhổ răng.

Chụp phim X – quang răng để chuẩn đoán chính xác tình trạng bệnh cũng như giới hạn phần cần nhổ.

Vệ sinh răng sạch sẽ, lấy cao răng trước khi nhổ để đảm bảo không bị nhiễm trùng sau khi nhổ.

Tiêm thuốc tê vào vị trí răng cần nhổ. Thuốc tê sẽ làm tăng khả năng chịu đau của bạn và giúp bạn quên đi cảm giác đau đớn. Nhờ tiêm thuốc tê, việc nhổ răng sẽ không còn đau đớn như bạn nghĩ nữa.

Tiến hành nhổ răng: bác sĩ sẽ dùng thiết bị nha khoa chuyên dụng như búa để làm răng lung lay, kiềm để nạy bổ gốc răng nhiểm khuẩn. Thời gian nhổ răng nhanh hay chậm tùy thuộc vào răng cần nhổ có phải là răng khó hay không, xương hàm cứng hay mềm.

Sau khi nhổ răng, bạn sẽ được sát trùng ổ răng rồi khâu chỉ vạt lợi lại bằng chỉ tự tiêu.

Giữ sạch ổ răng để tránh nhiễm trùng, cắn nhẹ bông gòn ở ổ răng trong vòng 30 phút để cầm máu. Không ngậm nước muối, không khạc nhổ bừa bãi.

Sau khi nhổ răng hàm nhiễm trùng sẽ tạo nên khoảng trống trên răng, bạn nên cân nhắc và cấy ghép răng Implant để đảm bảo hàm răng được chắc khỏe và tăng cường sức nhai.

Nhổ răng hàm nhiễm trùng 3
Khắc phục tình trạng nhổ răng hàm bị nhiễm trùng

Nếu bạn cảm thất đau hay chảy nhiều máu thì nên đến cơ sở nha khoa để bác sĩ kiểm tra lại và có biện pháp can thiệp kịp thời.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN